Bình Dương: Tổng kết công tác phòng, chống thiên tai, cứu nạn năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018

Cỡ chữ: A+ A A- In bài viết: 🔼Tăng tương phản 🔽Giảm tương phản
Lượt xem: 22

Ngày 23/5/2018, Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Dương đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2017 và triển khai nhiệm vụ trong năm 2018.

Hình: Hội nghị tổng kết công tác PCTT và TKCN năm 2017, phương hướng nhiệm vụ năm 2018

Ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy - Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh kiêm Trưởng ban Ban Chỉ huy chủ trì Hội nghị, tham dự Hội nghị có ông Nguyễn Thanh Nam - Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Phòng, chống thiên tai khu vực miền Nam, cùng với lãnh đạo 20 Sở, Ban, ngành, Đoàn thể trên địa bàn tỉnh là thành viên Ban Chỉ huy, đại diện lãnh đạo 09 huyện, thị xã, thành phố, các hồ chứa Quốc gia đầu nguồn và các đơn vị báo, đài đưa tin.

Năm 2017, thời tiết, thiên tai trên cả nước diễn biến cực đoan, đạt kỷ lục về số cơn bão (16 cơn), áp thấp nhiệt đới (04 cơn). Tỉnh Bình Dương tuy không bị ảnh hưởng trực tiếp của bão, áp thấp nhiệt đới nhưng do ảnh hưởng của triều cường cao nhất lịch sử, mưa dông kèm tố lốc làm sập 05 căn nhà, tốc mái 165 căn nhà, 50 phòng trọ và 06 nhà xưởng, ngập 4.088 căn nhà; gãy đổ 43,09 ha cao su đang khai thác, ngập 35ha cao su; ngập hư 136,39 ha lúa và hoa màu; bể, sạt lở 256m bờ rạch, bờ suối và đê bao, 5.470m bờ suối rạch, bờ bao bị tràn và nhiều thiệt hại khác, ước giá trị thiệt hại hơn 26 tỷ đồng.

Được sự quan tâm chỉ đạo của các cơ quan chuyên môn cấp trên, Ủy ban nhân dân tỉnh, các cấp lãnh đạo trong Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh nên công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2017 đã được các ngành, các cấp triển khai tổ chức thực hiện theo đúng phương châm, kế hoạch đã đề ra, phát huy hiệu quả trong công tác ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai. Bên cạnh những kết quả đạt được, còn không ít những khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng, chống thiên tai như: Nghị định số 94/2014/NĐ-CP của Chính phủ còn nhiều nội dung chưa rõ ràng, chưa có Thông tư hướng dẫn cụ thể, các phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, cứu nạn còn thiếu, lực lượng làm nhiệm vụ thường trực công tác phòng, chống thiên tai là cán bộ kiêm nhiệm, biên chế ít, thường xuyên luân chuyển cho nên gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, về chế độ thông tin, báo cáo, việc xây dựng phương án, kế hoạch, quyết toán Quỹ phòng chống thiên tai của các địa phương còn chậm, tiến độ thi công, sửa chữa hệ thống kênh, rạch, suối thoát nước trọng điểm chậm đến ngập, ứ nước khi có mưa lớn,....
Ông Nguyễn Thanh Nam - Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Phòng, chống thiên tai khu vực miền Nam đã biểu dương những thành tích của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh trong việc triển khai thực hiện Luật Phòng, chống thiên tai, ông nhấn mạnh “Bình Dương là tỉnh thứ 2 sau thành phố Hồ Chí Minh thực hiện tốt việc triển khai thực hiện Luật Phòng, chống thiên tai, trong đó công tác thu, quản lý và sử dụng quỹ phòng, chống thiên tai, công tác lập kế hoạch, phương án, báo cáo tình hình thiên tai đầy đủ, kịp thời, đúng quy định”.

 

Hình: 
Ông Mai Hùng Dũng phát biểu kết luận Hội nghị

Kết luận Hội nghị, ông Mai Hùng Dũng ghi nhận các ý kiến, kiến nghị của các địa phương, đơn vị. Ông đã chỉ đạo, diễn biến thiên tai ngày càng khó lường, năm 2018 các địa phương cần xây dựng kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn sát với thực tế nhằm đảm bảo tính hiệu quả; kiểm tra, rà soát các điểm ngập, sạt lở trên địa bàn và có biện pháp đảm bảo an toàn cho tính mạng, tài sản của nhân dân khi xảy ra thiên tai; thực hiện thu, tham mưu sử dụng quỹ phòng, chống thiên tai đúng quy định, đảm bảo hiệu quả, đúng mục đích, ý nghĩa; tiếp tục di dời các hộ dân nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở đến nơi ở mới an toàn, ổn định; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục kiến nghị Trung ương ban hành văn bản hướng dẫn về thu và sử dụng quỹ phòng, chống thiên tai, điều chỉnh mức báo động trên sông Sài Gòn phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

Ngô Thị Ca – Chi cục Thủy lợi

Đánh giá - Nhận xét

  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CHI CỤC THỦY LỢI TỈNH BÌNH DƯƠNG
image banner
image banner